Tụ máu não nguy hiểm như thế nào? Cảnh giác và dự phòng ngay

Tụ máu não thường xảy ra sau khi người bệnh bị va đập, chấn thương ở đầu, ngay cả khi không có bất kỳ tổn thương nào ngoài cơ thể. Tụ máu não gây ra hàng loạt biến chứng nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết mức độ nguy hiểm của căn bệnh này, từ đó tìm cách dự phòng, xử lý hiệu quả nhất.

Tụ máu não là bệnh gì?

Tụ máu não là tình trạng một hoặc nhiều mạch máu bị vỡ ra bên trong não hoặc giữa não và lớp sọ, gây xuất huyết, hình thành máu tụ chèn ép vào các mô não. Tụ máu não thường xảy ra ngay sau tai nạn hoặc chấn thương vùng đầu, được phân loại như sau:

  • Tụ máu ngoài màng cứng nội sọ: Vị trí xuất huyết và tụ máu xảy ra ở giữa xương sọ và lớp màng cứng của não. Mạch thường bị tổn thương nhất là động mạch màng não giữa nằm dưới vùng thái dương. Bệnh nhân thường có chấn thương khu trú tại một vị trí nhất định (ngã, bị gậy đánh vào đầu…). 
  • Tụ máu dưới màng cứng: Vị trí tổn thương nằm ở giữa não và lớp màng cứng bao quanh não. Chấn thương làm não bị xê dịch vị trí trong hộp sọ, làm kéo căng và đứt mạch máu làm máu chảy xuống khoang dưới màng cứng. Nguyên nhân gây tụ máu ngoài chấn thương còn rối loạn đông máu, vỡ mạch tự phát.
  • Tụ máu trong não: Xảy ra khi máu tụ trong nhu mô não. Nguyên nhân có thể không liên quan đến chấn thương mà do tình trạng tăng huyết áp gây vỡ mạch máu. Các bệnh như dị dạng động mạch não, phình động mạch, xơ vữa động mạch, viêm não… cũng có thể là nguyên nhân gây tụ máu trong nhu mô não.

Tu-mau-nao-xay-ra-o-cac-vi-tri-khac-nhau-co-muc-do-nguy-hiem-khac-nhau

Tụ máu não xảy ra ở các vị trí khác nhau có mức độ nguy hiểm khác nhau

Hiện tượng tụ máu não thường ảnh hưởng đến các động mạch não lớn và gây tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, việc phát hiện sớm và xác định đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ gặp biến chứng của người bệnh.

Nguyên nhân gây tụ máu não?

Các nguyên nhân phổ biến gây tụ máu não thường là:

  • Chấn thương, va chạm ở vùng đầu, nghiêm trọng nhất là chấn thương sọ não.
  • Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngã từ trên cao xuống hoặc các nguyên nhân khác gây phình động mạch sẽ gây ra các khối tụ máu nghiêm trọng.
  • Tổn thương mô hoặc mạch máu lân cận do các hoạt động nha khoa, thẩm mỹ vùng đầu, mặt.
  • Sử dụng thuốc chống đông máu (warfarin, aspirin hoặc dipyridamole…) làm tăng nguy cơ chảy máu, từ đó dẫn đến tụ máu não.

Đặc điểm chung của hầu hết các trường hợp bệnh là có chấn thương vùng đầu. Đối với những chấn thương nhẹ, người bệnh có thể không để ý do cơ thể không có dấu hiệu bất thường khác hoặc không nhớ mình từng va chạm ở đâu, khi nào. Tuy nhiên chính sự chủ quan này có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh khi tụ máu não tiến triển thành những biến chứng tăng nặng.

>>> Xem thêm: Chấn thương sọ não nặng - Cách xử lý và phòng ngừa di chứng

Dấu hiệu nhận biết sớm khi bị tụ máu não

Các triệu chứng tụ máu não có thể xuất hiện trong vòng 72 giờ ngay sau khi va chạm, chấn thương vùng đầu - sọ hoặc diễn biến sau đó một vài tuần. Tùy thuộc vào thời gian xuất hiện và mức độ triệu chứng sau khi chấn thương vùng đầu, hiện tượng tụ máu não được chia thành:

  • Tổn thương cấp tính: Các triệu chứng xuất hiện ngay sau khi bị chấn thương, va đập đầu.
  • Tổn thương bán cấp: Triệu chứng xuất hiện sau vài ngày.
  • Tổn thương mãn tính: Triệu chứng xuất hiện sau 1 tháng.

Trieu-chung-tu-mau-nao-co-the-xuat-hien-ngay-sau-tai-nan-hoac-lau-hon

Triệu chứng tụ máu não có thể xuất hiện ngay sau tai nạn hoặc lâu hơn

Những triệu chứng điển hình có thể giúp phát hiện sớm tụ máu não gồm:

  • Sưng ngoài da đầu, thường do chấn thương, va đập.
  • Đau đầu nhiều, lúc đầu đau âm ỉ sau đó tăng dần mức độ, trở nên dữ dội hơn.
  • Chóng mặt kèm theo mất khả năng giữ thăng bằng, dễ té ngã.
  • Buồn nôn, nôn mửa ngay sau khi ăn, uống.
  • Tăng huyết áp.
  • Đồng tử 2 bên không đều.
  • Khó khăn khi vận động tay chân, cử động người.
  • Buồn ngủ, mất thính giác, lẫn lộn, mất trí nhớ tạm thời rồi mất dần ý thức.
  • Động kinh rồi bất tỉnh.

Một số trường hợp đặc biệt, người bệnh không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào dù vẫn có khối máu tụ trong não. Khi các khối máu tụ chèn ép vào các mô não, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái động kinh hoặc hôn mê, bất tỉnh, lúc này cần đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

Cảnh giác với các biến chứng tụ máu não

Tụ máu não rất nguy hiểm, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. 
Các khối máu tụ sẽ gây chèn ép mô não, làm vỡ hoặc đứt các động mạch, tĩnh mạch khiến máu tràn vào não thất, gây xuất huyết và đột quỵ não. Tình trạng này sẽ gây ra nhiều di chứng nặng nề như liệt vận động, mất thị lực, thính lực, nặng nề hơn là tử vong.
Tùy theo mức độ và vị trí tổn thương, máu tụ có thể xuất hiện ở ngoài hoặc dưới màng cứng. Trường hợp máu tụ dưới màng cứng và trong nhu mô não là nghiêm trọng nhất, dễ dẫn tới nhiều biến chứng nặng nề.

Tu-mau-nao-co-the-dan-toi-tu-vong-neu-khong-duoc-phat-hien-kip-thoi

Tụ máu não có thể dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện kịp thời

Bên cạnh đó, rất nhiều trường hợp tụ máu não sau tai nạn không gây triệu chứng điển hình, khiến người bệnh chủ quan. Hậu quả là nhiều bệnh nhân khi xuất hiện các biến chứng như đau đầu, ói mửa, hôn mê mới đến bệnh viện và phát hiện tụ máu. Với những trường hợp này, não bị chèn ép quá lâu gây tổn thương nghiêm trọng sẽ tử vong. Người cứu được thường không hồi phục hoàn toàn, có thể gặp phải di chứng như liệt, mất ngôn ngữ, nói ngọng, ngẩn ngơ, mất nhận thức, sống thực vật…

Phương pháp chẩn đoán và điều trị tụ máu não

Để điều trị hiệu quả tụ máu não, việc chẩn đoán xác định vị trí và nguyên nhân tổn thương là một bước quan trọng. Chẩn đoán tụ máu não rất khó. Các bác sĩ thường kết hợp thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng.
Một số kỹ thuật xét nghiệm hình ảnh học người bệnh có thể được chỉ định để chẩn đoán tụ máu não gồm:

  • CT scan: Sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh chi tiết não, vị trí và diện tích vùng tổn thương.
  • MRI scan: Sử dụng sóng điện từ để cho hình ảnh mức độ tổn thương não.
  • Chụp mạch máu não: Sử dụng khi có nghi ngờ tụ máu não có khối phình động mạch hoặc các vấn đề mạch máu khác.

Sau khi chẩn đoán chi tiết tụ máu não, bác sĩ sẽ dựa trên mức độ tổn thương để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Những trường hợp tụ máu nhỏ, không triệu chứng có thể dùng thuốc chống đông như warfarin để điều trị. Những trường hợp khối máu tụ có kích thước lớn hoặc ở vị trí đặc biệt, người bệnh cần phải phẫu thuật.
2 phương pháp phẫu thuật điều trị tụ máu não phổ biến hiện nay là:

  • Phẫu thuật dẫn lưu: Được chỉ định trong trường hợp máu khu trú hoặc có sự chuyển tiếp từ cục máu đông thành máu dạng lỏng. Bác sĩ sẽ tạo một lỗ nhỏ trên hộp sọ rồi tiến hành hút máu tụ ra ngoài.
  • Phẫu thuật mở sọ: Chỉ định khi khối máu tụ lớn.

Chi phí mổ tụ máu não cao, thời gian thực hiện kéo dài. Quá trình phẫu thuật đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật cao của người thực hiện. Người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thực hiện.

Phẫu thuật được thực hiện trong những trường hợp tụ máu não nặng

Phẫu thuật được thực hiện trong những trường hợp tụ máu não nặng

Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả điều trị giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục các chức năng vận động, ngôn ngữ, nhận thức, chuyên gia có thể đề nghị kết hợp vật lý trị liệu. Thông thường, phương pháp này cần kết hợp song song với điều trị bằng thuốc hoặc sau khi phẫu thuật điều trị tụ máu não thành công.

>>> Xem thêm: Méo miệng, nói khó do tổn thương não bộ - Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Chăm sóc, phòng ngừa và kiểm soát biến chứng tụ máu não

Quá trình phục hồi sau điều trị tụ máu não sau tai nạn thường kéo dài từ một tháng đến vài năm. Một số trường hợp có thể gặp phải các biến chứng sau mổ tụ máu não. Để quá trình hồi phục được thuận lợi, phòng ngừa, kiểm soát tốt các di chứng có thể gặp phải, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh cần thực hiện một số công việc sau:

Điều chỉnh lối sống khoa học và lành mạnh

Bạn nên rèn luyện và tạo cho mình những thói quen tốt để hạn chế nguy cơ và các biến chứng của tụ máu não cũng như tăng cường chức năng não bộ được tốt hơn, điển hình như:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế vận động mạnh, quá sức kéo dài, ngủ đủ giấc vào ban đêm.
  • Thực hiện các hoạt động sinh hoạt, thể chất bình thường theo tình trạng sức khỏe của bản thân, tăng dần cường độ từ thấp đến cao để cơ thể dễ dàng thích nghi sau điều trị.
  • Không tham gia những môn thể thao tiếp xúc, các bài tập cường độ cao khi không được sự cho phép của bác sĩ.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào có tác động đến não, mạch máu, thần kinh.
  • Không uống rượu bia, sử dụng thuốc lá và chất kích thích cho đến khi hồi phục sức khỏe hoàn toàn.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như các loại hạt, bơ, đu đủ, cam, ổi, đào…. Một số loại thịt đỏ, trứng, cá, thịt lợn, thịt gà, sữa…. có chứa nhiều choline, BCAA, magie, kali tốt cho sự phục hồi não bộ cũng nên được ưu tiên sử dụng trong thực đơn hằng ngày.
  • Lưu ý hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện như nước ngọt, nước có gas, bánh kẹo, thực phẩm đóng hộp, các thực phẩm chứa nhiều nhiều muối và chất béo bão hòa.

Sử dụng thảo dược phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của tụ máu não

Sử dụng thảo dược chứa hoạt chất Huperzine A là biện pháp phòng và hỗ trợ kiểm soát các biến chứng nguy hiểm của tụ máu não được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Huperzine A có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi các chất độc hại, gốc tự do mà mảng béo amyloid. Nhờ đó giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục ở bệnh nhân điều trị tụ máu não.

Thach-tung-rang-chua-Huperzine-A-giup-ho-tro-phong-ngua-bien-chung-tu-mau-nao

Thạch tùng răng chứa Huperzine A giúp hỗ trợ phòng ngừa biến chứng tụ máu não

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Hoa Kỳ năm 2002, Huperzine A được chứng minh là có khả năng chống lại các trạng thái thoái hóa thần kinh, hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông, giúp tăng cường lưu thông máu tốt hơn. Tại Trung Quốc, một số nghiên cứu cũng chỉ ra tác dụng vượt trội của Huperzine A trong hỗ trợ điều trị và kiểm soát biến chứng các bệnh lý não bộ trong đó có các vấn đề liên quan đến rối loạn chức năng, rối loạn nhận thức ở người bị chấn thương sọ não, tụ máu não.
Huperzine A được chiết xuất từ cây thạch tùng răng. Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã khuyến khích sử dụng loại thảo dược quý này với mục đích bảo vệ tế bào thần kinh, phòng ngừa các bệnh lý ở não và kiểm soát các biến chứng nguy hiểm sau điều trị tụ máu não. 
Bên cạnh đó, một số thảo dược khác như đinh lăng, thiên ma, cao natto cũng được chứng minh về hiệu quả tăng cường lưu thông máu, bồi bổ khí huyết, tăng cường năng lượng tế bào, giảm biến chứng do tụ máu não gây ra. Người bệnh có thể kết hợp các thảo dược này với thạch tùng răng có chứa Huperzine A để tăng cường hiệu quả phòng ngừa, kiểm soát biến chứng tụ máu não tối đa, giúp quá trình phục hồi sau điều trị diễn ra thuận lợi và đạt kết quả tốt nhất.
Hy vọng thông qua bài viết trên bạn đọc đã hiểu rõ hơn về hiện tượng tụ máu não. Đây là tình trạng bệnh nguy hiểm, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu còn thắc mắc liên quan đến bệnh, bạn đọc có thể để lại lời nhắn hoặc số điện thoại bên dưới, chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ và giải đáp ngay.

Bình luận