Bệnh lý thiếu máu não là gì? Một số thông tin bạn nên biết

Thiếu máu não là tình trạng suy giảm lưu lượng máu lên não dẫn đến oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết không được cung cấp đầy đủ. Nếu không được điều trị kịp thời, thiếu máu não có thể dẫn đến nhồi máu não thậm chí là tử vong hoặc tàn tật vĩnh viễn. Tham khảo bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

Thiếu máu não là gì?

Thiếu máu não là tình trạng suy giảm lưu lượng máu lên não, điều này dẫn đến giảm cung cấp oxy lên  não, gây chết mô não, nhồi máu não, thậm chí là đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Thiếu máu não là một trong 3 nguyên nhân gây đột quỵ hàng đầu hiện nay cùng với xuất huyết dưới nhện và xuất huyết trong não. 

Thieu-mau-nao-la-nguyen-nhan-gay-dot-quy-hang-dau-hien-nay 

Thiếu máu não là nguyên nhân gây đột quỵ hàng đầu hiện nay 

Thiếu máu có thể ảnh hưởng đến một vùng nhỏ của não, một vùng lớn hơn hoặc thậm chí là toàn bộ não. Có 2 loại thiếu máu não:

  • Thiếu máu não khu trú: Là loại thiếu máu não được giới hạn trong một khu vực cụ thể của não. Nó thường xảy ra khi một cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch trong não. Thiếu máu cục bộ khu trú có thể xảy ra do huyết khối gây tắc mạch.
  • Thiếu máu não toàn phần: là loại thiếu máu não ảnh hưởng đến một vùng não rộng hơn và thường xảy ra khi lượng máu cung cấp cho não bị giảm mạnh. Điều này thường liên quan đến các bệnh lý về tim mạch.

>>> Xem thêm: Thiếu máu não thoáng qua - Cảnh báo đột quỵ chớ coi thường

Triệu chứng thiếu máu não

Các triệu chứng của thiếu máu não diễn biến từ nhẹ đến nặng. Những biểu hiện này có thể xảy ra thoáng qua hoặc diễn biến trong thời gian dài. Một số triệu chứng phổ biến của thiếu máu não bao gồm:

  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nhìn đôi.
  • Mất cảm giác và cử động ở một vùng cơ thể.
  • Lú lẫn, mất phương hướng.
  • Mờ mắt, thay đổi tầm nhìn.
  • Mệt mỏi, tê bì chân tay
  • Nói lắp.
  • Mất ý thức, kém tập trung, mất trí nhớ.

Mot-so-trieu-chung-dien-hinh-cua-benh-thieu-mau-nao

Một số triệu chứng điển hình của bệnh thiếu máu não

Nguyên nhân gây thiếu máu não

Có 2 tác nhân chính gây ra bệnh thiếu máu não, bao gồm: Tắc mạch, giảm tưới máu.

  • Tắc mạch: Loại thiếu máu này thường do cục máu đông  hình thành trong các bệnh lý tim mạch (rung nhĩ, viêm nội tâm mạc, hở van tim,...) di chuyển đến động mạch khác (thường nhỏ hơn), gây ra tắc nghẽn ở động mạch đích. Hoặc tắc mạch do huyết khối hình thành ngay tại chính những động mạch não lớn do sự bong tróc của các mảng bám xơ vữa. 
  • Giảm tưới máu: Loại này là do thiếu nguồn cung cấp máu tổng thể. Các bệnh lý về tim, bị mất máu sau chấn thương hay phẫu thuật có thể khiến cho cơ thể bị thiếu lượng máu cần thiết để cung cấp cho não bộ.

Tac-mach,-giam-tuoi-mau-la-2-nguyen-nhan-truc-tiep-gay-benh-thieu-mau-nao

Tắc mạch, giảm tưới máu là 2 nguyên nhân trực tiếp gây bệnh thiếu máu não

Ngoài ra, nguyên nhân thiếu máu não có liên quan đến nhiều bệnh khác nhau và các thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Các chuyên gia cũng đưa ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu não bao gồm:

  • Tuổi tác: Những người > 55 tuổi có nguy cơ bị thiếu máu não và đột quỵ tăng gấp đôi. Thêm vào đó, phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, trẻ em trong tuổi dậy thì cũng là một số đối tượng có nguy cơ bị thiếu máu não thoáng qua nếu không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Lối sống không lành mạnh: Thiếu hoạt động thể chất có thể dẫn đến huyết áp cao, cholesterol cao và thừa cân. Những điều này làm tăng nguy cơ tích tụ mảng bám động mạch, làm gián đoạn quá trình vận chuyển máu lên não và gây ra bệnh thiếu máu não. 
  • Bệnh tiểu đường: Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc các bệnh về động mạch cảnh cao hơn gấp 4 lần người bình thường và hầu hết trong số đó đều dẫn đến thiếu máu não.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Đồ ăn nhiều chất béo, cholesterol, natri và đường có thể là thủ phạm gây xơ vữa hoặc tắc nghẽn mạch máu, cản trở quá trình lưu thông máu trong lòng mạch và gây thiếu máu não.
  • Người có tiền sử mắc bệnh thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA) trước đó.
  • Các bệnh về máu như: Thiếu máu hồng cầu hình liềm, thiếu máu do suy dinh dưỡng...
  • Các vấn đề về tim mạch: Dị tật tim bẩm sinh, nhịp tim không đều, huyết áp không ổn định…

Ngoài ra, một số bệnh lý mạch máu não không biểu hiện là một tình trạng phổ biến ở người lớn tuổi cũng có thể gây thiếu máu não thậm chí là đột quỵ.

>>> Xem thêm: 5 nguyên nhân thiếu máu não hàng đầu bạn không nên bỏ qua

Thiếu máu não có nguy hiểm không? Khi nào bạn cần gặp bác sĩ

Thiếu máu não có thể gây chết mô não, cũng như mất một số chức năng của não. Vấn đề này càng kéo dài thì càng gây hại cho não. Nếu bệnh nhẹ, thiếu máu não gây nhiều khó khăn trong học tập và công việc do tình trạng suy giảm trí nhớ và mất sự tập trung. Khi bệnh đã trở nặng, người bệnh sẽ bị tổn thương một số chức năng não vĩnh viễn, thậm chí có thể bị nhồi máu não, đột quỵ và tử vong. Do đó, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường liên quan đến tình trạng thiếu máu não, người bệnh nên liên hệ ngay với nhân viên y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Bạn cần hỏi xin ý kiến bác sĩ ngay khi có những triệu chứng sau:

  • Có dấu hiệu mệt mỏi, lú lẫn, suy giảm trí nhớ.
  • Hoa mắt, chóng mặt và đau đầu.
  • Lú lẫn và khó xác định phương hướng.

Bệnh thiếu máu não sẽ rất nguy hiểm nếu không được can thiệp y tế đúng lúc, chẩn đoán y khoa và thăm khám bệnh là cách tốt nhất để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Các phương pháp chẩn đoán chính xác bệnh thiếu máu não

Ngay cả khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng thiếu máu não, thì những triệu chứng này vẫn có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác ví dụ như bệnh phù não, rối loạn tiền đình… Một số loại xét nghiệm hiện nay có thể cung cấp các căn cứ để xác định chính xác nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh cho bệnh nhân bao gồm:

  • Chụp CT scan sọ não.
  • Chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI).
  • Điện tâm đồ.
  • Siêu âm Doppler xuyên sọ… 

Chup-CT-so-nao-giup-xac-dinh-chinh-xac-benh-thieu-mau-nao

Chụp CT sọ não giúp xác định chính xác bệnh thiếu máu não

Một số cách điều trị hiệu quả bệnh thiếu máu não

Để ngăn chặn tình trạng thiếu máu não, bạn nên xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học, hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ có thể gây ra thiếu máu não. Một số giải pháp có thể giúp bạn phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh thiếu máu não tại nhà bao gồm:

Thay đổi lối sống sinh hoạt khoa học và hợp lý

Não bộ và cơ thể cần được hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý để có thể “làm việc” hiệu quả, tránh hiện tượng máu không kịp bơm lên não, gây tình trạng thiếu máu não. Để làm được điều đó, bạn nên xây dựng một kế hoạch làm việc và thư giãn hợp lý. Hạn chế làm việc quá sức trong thời gian dài và dành nhiều thời gian hơn chăm sóc bản thân sẽ giúp bạn phòng tránh căng thẳng, stress quá mức. Đặc biệt, bạn nên ngủ sớm trước 23h và đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày để giữ cho mình một sức khỏe tốt cùng với một trạng thái tinh thần minh mẫn.

Ngu-du-giac-giup-cai-thien-tinh-trang-thieu-mau-nao-mot-cach-hieu-qua

Ngủ đủ giấc giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não một cách hiệu quả

Thực đơn ăn uống lành mạnh cho người bị thiếu máu não

Tình trạng thiếu máu não này hoàn toàn có thể cải thiện với một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Bạn nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày những loại thực chứa nhiều sắt, vitamin B12, vitamin C, acid folic như thịt bò, hải sản, trứng, sữa, các loại rau xanh…

Che-do-an-uong-lanh-manh-giup-cai-thien-tinh-trang-thieu-mau-nao

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não

Ngoài ra, bạn không nên sử dụng các loại thực phẩm gây hại cho não bộ như đồ uống có gas, một số chất kích thích như bia rượu, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, bánh kẹo ngọt,…

>>> Xem thêm: Bị thiếu máu não nên ăn gì và kiêng gì để nhanh cải thiện?

Phòng và điều trị thiếu máu não bằng thảo dược tự nhiên

Các loại thảo mộc như: thạch tùng răng, đinh lăng, thiên ma… từ lâu đã được biết đến với nhiều tác dụng quý giúp bồi bổ cơ thể cũng như giảm tình trạng thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn não và suy giảm trí nhớ.
Ngày nay, dưới sự phát triển của khoa học hiện đại, người ta đã phát hiện ra hoạt chất huperzine A trong cây thạch tùng răng. Huperzine A đã được chứng minh là có khả năng ức chế enzyme acetylcholinesterase, ngăn chặn sự phá hủy acetylcholine - một chất dẫn truyền thần kinh cần thiết cho việc học tập và ghi nhớ. Từ đó thạch tùng răng khắc phục được tình trạng suy giảm trí nhớ - biến chứng phổ biến và nguy hiểm nhất của bệnh thiếu máu não.

Thach-tung-rang-la-duoc-lieu-quy-giup-cai-thien-tinh-trang-thieu-mau-nao-mot-cach-hieu-qua

Thạch tùng răng là dược liệu quý giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não một cách hiệu quả

Ngoài ra, một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng, khi kết hợp thạch tùng răng với đinh lăng, thiên ma… còn có tác dụng hạn chế nhiều nguyên nhân chính gây ra bệnh thiếu máu não nói riêng và các vấn đề về não bộ khác nói chung.
Thiếu máu não là một tình trạng phổ biến trong xã hội hiện nay và bệnh nhân thiếu máu não đang ngày càng trẻ hóa. Do đó, đừng lơ là trước những mối nguy hại về sức khỏe mà bạn có thể gặp phải. Nếu còn điều gì thắc mắc về bệnh lý này, vui lòng để lại bình luận hoặc số điện thoại, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn một cách nhanh chóng và chính xác nhất. 

Bình luận